“Mình từng nghĩ: có ChatGPT rồi, chắc viết bài sẽ dễ lắm…”
Nhưng thực tế thì… vẫn ngồi nhìn màn hình trống trơn, không biết phải hỏi gì, bắt đầu từ đâu.
Chuyện là thế này.
Lúc mới bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân, rất nhiều học viên của mình là các chủ doanh nghiệp, người làm kinh doanh, những người đang trên hành trình khởi nghiệp… – biết là phải viết, phải làm kịch bản, phải chia sẻ, phải xuất hiện trên mạng xã hội.
Nhưng việc đó không dễ với một người vốn không quen viết, không có nhiều thời gian, càng không phải dân content chuyên nghiệp (họ đang khởi nghiệp hoặc vận hành doanh nghiệp, không đủ vốn thuê nhân viên, không biết bắt đầu như thế nào hoặc không đủ thời gian để tự làm content cho mình…)
Thử dùng ChatGPT như bao nhiêu người mách…. Nhưng lại không biết phải hỏi thế nào, viết prompt ra sao, cấu trúc bài viết thế nào cho đúng.
Kết qủa toàn nhận được những nội dung viết truyền cảm hứng sáo rỗng nhan nhản ngoài kia… chứ không thể viết được đúng câu chuyện và trải nghiệm của bản thân mình…
Cuối cùng… vẫn không có bài viết để đăng, không có kịch bản để quay!
Chính vì vậy mình tạo ra bộ tài liệu này:
📌 Chủ đề gần gũi: giới thiệu bản thân đúng chuẩn thu hút người follow, chia sẻ hành trình với những câu chuyện bất ngờ, bài học trong kinh doanh rút ra từ trải nghiệm, góc nhìn cá nhân, tâm sự đời thường…
📌 Có công thức đặt câu hỏi (prompt) chi tiết – chỉ cần copy và dán vào ChatGPT để khai thác câu chuyện cá nhân bạn
📌 Có nội dung mẫu – bạn chỉ cần điền vào chỗ trống, chỉnh lại theo giọng điệu, trải nghiệm của riêng mình – với những người muốn nâng cao tư duy viết và rèn luyện kỹ năng viết
📌 Ứng dụng cho bài viết lẫn video ngắn (reels, TikTok, YouTube Shorts…)
📌 Đặc biệt phù hợp với người không chuyên: bạn chỉ cần điện thoại + chính con người bạn là đủ
Để mình ví dụ cho bạn hình dung nhé:
🎯 Prompt mẫu mà mình soạn (có sẵn trong bộ tài liệu) – copy và dán vào Chat GPT
“Tôi cần bài viết hoàn chỉnh dựa vào công thức này với phong cách gần gũi như nói chuyện với một người bạn:
- Một biến cố / thất bại lớn (hook mạnh mở đầu)
- Tôi là ai – và vì sao tôi từng rơi vào tình huống đó?
- Điều tôi rút ra được – và vì sao tôi xuất hiện trên MXH hôm nay
- Bạn sẽ nhận được gì nếu theo dõi hành trình này?”
Còn đây là thông tin của tôi: tôi mở tiệm đồ ăn online sau biến cố thất nghiệp ở tuổi 30, tôi đang muốn chia sẻ lại hành trình khởi nghiệp, thoát khỏi sự bế tắc của bản thân, đồng thời tìm kiếm khách hàng cho tiệm ăn nhỏ của mình” [thông tin điều chỉnh phù hợp với cá nhân]
✍️ Bài viết mẫu (kết quả sau khi dùng prompt)
❝Tôi thất nghiệp ở tuổi 30. Và tiệm đồ ăn nhỏ này bắt đầu từ đó.❞
Cách đây không lâu, tôi bị mất việc. Tuổi 30, chẳng còn trẻ, cũng chẳng có nhiều thứ trong tay. Lúc nhận quyết định nghỉ việc, tôi im lặng đi về nhà, và thật lòng là tôi không biết tương lai mình sẽ làm gì để sống.
Tôi là một người bình thường thôi. Đi làm văn phòng gần 10 năm, chưa từng nghĩ tới chuyện khởi nghiệp, càng không nghĩ sẽ mở một tiệm đồ ăn online.
Nhưng khi không còn đường lùi, tôi chỉ còn biết dựa vào thứ duy nhất mình làm được: nấu ăn.
Tôi bắt đầu bằng vài phần ăn nhỏ, gửi cho bạn bè ăn thử và tập bán trên mạng xã hội. Có ngày không có đơn. Có ngày giao đồ ăn bằng chính xe máy của mình, giữa trưa nắng. Nhưng rồi từng lời phản hồi của khách hàng bắt đầu làm tôi tin lại vào bản thân.
Hôm nay tôi có mặt trên mạng xã hội để kể lại một hành trình rất thật – của một người từng mất phương hướng, và đang cố gắng từng ngày để làm lại từ đầu.
Nếu bạn từng rơi vào giai đoạn bế tắc, nếu bạn cũng đang tự làm mọi thứ – bán hàng, nấu ăn, giao hàng, trả lời khách… thì chắc bạn hiểu cảm giác đó.
Tôi sẽ chia sẻ thêm những điều mình đã làm:
– Cách tôi bắt đầu khởi nghiệp với vốn vỏn vẹn 5 triệu đồng
– Cách tôi tìm ra khách hàng đầu tiên
– Và cách tôi giữ cho món ăn không chỉ ngon, mà còn đủ tử tế để người ta quay lại
Nếu bạn đang cần một chút động lực, hay đơn giản là muốn biết tiệm ăn nhỏ này đã đi từ đâu đến đâu – thì mời bạn theo dõi hành trình này cùng tôi.
Bạn thấy thế nào, có đáng để thử không?
Hãy tự hỏi:
📌 Bạn đang bán hàng, nhưng khách hàng có tin bạn không?
📌 Bạn có đang để câu chuyện của mình ngủ quên, trong khi đối thủ thì liên tục xuất hiện?
Mình hiểu rằng:
Bạn đang kinh doanh, làm chủ một doanh nghiệp nhỏ, hay vừa khởi nghiệp… – mỗi ngày đều tất bật với sản phẩm, với khách hàng, với con số.
Nhưng khi mở trang cá nhân, bạn chợt khựng lại.
Không biết phải viết gì.
Không biết bắt đầu từ đâu.
Không biết làm sao để người khác hiểu bạn là ai, vì sao bạn làm điều này, và tại sao nên tin bạn?
Bạn nghe người ta nói: “Phải xây dựng thương hiệu cá nhân, phải kể câu chuyện, phải tạo nội dung để khách hàng nhớ đến mình…”
Nghe thì đúng. Nhưng bắt tay vào thì đầu trống rỗng.
Cứ mỗi lần định viết, lại xoá.
Cứ mỗi lần định quay video, lại nghĩ: “Mình nói cái này liệu có ai quan tâm không?”
Không phải bạn thiếu khả năng – bạn chỉ chưa có định hướng, chưa có một điểm bắt đầu.
Bạn đang giỏi điều bạn làm – nhưng kể về nó, chia sẻ nó, biến nó thành thương hiệu… thì bạn chưa biết cách.
Mà thời đại này, nếu bạn không kể – người khác sẽ kể thay.
Còn khách hàng sẽ đi theo ai biết lên tiếng, biết xuất hiện, biết cho thấy họ là ai.
Đấy chính là trăn trở của mình, làm thế nào để đưa ra bộ tài liệu một cách ngắn gọn, súc tích nhưng phải HỮU ÍCH NHẤT.
Vậy, bộ tài liệu này có gì khiến bạn có thể bắt đầu NGAY, kể cả khi bạn chưa từng viết content?
💡1. Những chủ đề gần gũi nhất – nhưng thu hút nhất
Không cần nghĩ đâu xa. Mình đã có sẵn những chủ đề gần gũi nhất với bạn:
- Vì sao bạn bắt đầu kinh doanh?
- Một lần thất bại khiến bạn thay đổi?
- Một bài học đáng nhớ với khách hàng?
- Góc nhìn cá nhân về nghề bạn đang làm?
- …
Toàn là những câu chuyện có thật, có chiều sâu – dễ kể, dễ kết nối.
💡 2. Gợi ý tiêu đề hấp dẫn – thôi miên 3 giây đầu tiên
Người ta chỉ dừng lại nếu bạn khiến họ tò mò trong 3 giây đầu.
Bộ tài liệu có hàng chục tiêu đề gợi cảm xúc, đánh trúng tâm lý người đọc như:
- “Tôi từng nghĩ sẽ đi làm thuê cả đời, cho đến khi gặp cú shock này…”
- “Nợ 300 triệu khi mới 20 tuổi và đây là cách tôi khởi nghiệp trả nợ”
- “Không ai nghĩ tôi bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân… từ phòng trọ 12m2”
💡 3. Công thức chi tiết để tập viết hoặc đưa vào ChatGPT
Bạn không cần biết kỹ thuật.
Chỉ cần copy công thức như mẫu kèm thêm một vài ý về câu chuyện thực tế của bạn.
Và ChatGPT sẽ viết giúp bạn, dựa trên thông tin bạn cung cấp. Không chung chung, không vô hồn – vì bạn chính là người dẫn dắt câu chuyện.
💡4. Có khung bài mẫu – chỉ cần điền vào chỗ trống
Không nghĩ ra được mở bài? Có sẵn.
Không biết cách kết thúc cảm xúc? Có sẵn.
Chúng tôi thiết kế mẫu bài dạng điền từ, giúp bạn chỉ cần lắp trải nghiệm thật của mình vào là ra bài hoàn chỉnh.
💡 5. Có bài viết mẫu hoàn chỉnh để bạn tham khảo
Không chỉ hướng dẫn, mà còn có nhiều bài viết hoàn chỉnh đúng chuẩn storytelling – bạn có thể đọc, học cách viết, hoặc chỉnh lại thành câu chuyện của riêng mình.
💡 6. Có gợi ý cảnh quay nếu bạn muốn làm video
Chúng tôi gợi ý cho bạn những cảnh quay phù hợp có thể dùng cho câu chuyện này của bạn.
Và nhất là: bắt đầu ngay được! Không cần chờ “học đủ rồi mới dám làm”.
Ngày xưa, bạn sẽ phải chi hàng chục triệu mỗi tháng cho nhân sự content…
Chưa kể, nếu bạn muốn thuê một người có kinh nghiệm viết content chất lượng, ngân sách có thể lên đến 10-20 triệu mỗi tháng.
Và nếu bạn muốn học các khóa học content để tự làm, thì số tiền bạn phải bỏ ra có thể cũng không nhỏ – từ 10-20 triệu cho một khóa học.
💡 Nhưng ngày nay, chỉ cần ứng dụng mẫu đúng vào ChatGPT – bạn đã có hơn cả những gì kỳ vọng.
Với công thức hướng dẫn chi tiết cộng với các câu lệnh chất lượng cao được soạn sẵn – ChatGPT sẽ giúp bạn tạo ra những bài viết, kịch bản video, và nội dung thương hiệu một cách nhanh chóng và chất lượng, mà không cần phải tốn thời gian đào tạo, hay tuyển dụng.
Thực sự mình rất tâm huyết với bộ tài liệu này
Bộ tài liệu này không phải được làm ra trong vài ngày.
Nó là kết tinh từ hơn 3 năm đồng hành cùng nhiều cá nhân muốn xây dựng thương hiệu cá nhân – từ người kinh doanh nhỏ lẻ, chủ doanh nghiệp, đến những người đang khởi nghiệp và còn loay hoay không biết bắt đầu từ đâu.
Mình đã thấy rất nhiều người giỏi, có năng lực, có câu chuyện – nhưng bất lực khi phải viết một dòng content, quay một chiếc video, vì không biết bắt đầu thế nào, nói gì, viết ra sao để người khác hiểu mình.
Mình hiểu cái cảm giác đó:
👉 Không phải bạn không có gì để kể – mà là bạn chưa có một chiếc bản đồ để kể đúng cách.
👉 Không phải bạn thiếu chất liệu – mà là bạn cần một chiếc khung để biến chất liệu đó thành nội dung có giá trị.
Và đó là lý do mình tạo ra bộ sản phẩm này.
Không dài dòng. Không hàn lâm. Không lý thuyết.
Chỉ toàn những thứ có thể áp dụng ngay, để bạn bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân từ chính câu chuyện đời mình.
Mình tin rằng, mỗi người đều có câu chuyện đáng được kể.
Và bạn hoàn toàn có thể kể nó – theo cách của riêng mình.
Chẳng ai giỏi từ lần đầu. Nhưng ai bắt đầu sớm, người đó thắng đường dài. Thuỳ tin tưởng chắc chắn bộ tài liệu sẽ hỗ trợ được bạn!
THÔNG TIN THÊM VỀ KỊCH BẢN MẪU
1. NHỮNG LOẠI VIDEO NÀO SỬ DỤNG ĐƯỢC TÀI LIỆU NÀY?
1. Video kể chuyện thương hiệu cá nhân
– Hành trình bắt đầu kinh doanh
– Vì sao chọn công việc này?
– Một lần thất bại/thành công đáng nhớ
– Giá trị cá nhân bạn theo đuổi khi làm nghề
Phù hợp để xây sự tin tưởng, kết nối cảm xúc với khách hàng.
2. Video chia sẻ bài học, kinh nghiệm
– Một bài học từ một lần “vấp” trong kinh doanh
– Góc nhìn cá nhân về thị trường, nghề nghiệp
– 3 điều bạn ước mình biết sớm hơn khi khởi nghiệp
Tạo hình ảnh chuyên gia, giúp bạn trở nên đáng tin cậy.
3. Video giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo cách cá nhân hoá
– Câu chuyện ra đời sản phẩm
– “Tôi tạo ra dịch vụ này vì…”
– Quy trình làm việc – chia sẻ từ góc nhìn người làm chủ
Không quảng cáo thô – mà là kể chuyện để người khác hiểu, rồi quan tâm.
4. Video dạng chia sẻ nhanh (shorts/reels)
– “Một ngày làm công việc tôi chọn”
– “Điều tôi nhận ra sau 1 năm kinh doanh”
– “Bạn đang làm sai nếu viết bài như thế này…”
Nội dung ngắn, bắt trend nhẹ – vẫn mang dấu ấn cá nhân.
5. Video chia sẻ cảm xúc thật
– Lần đầu tiên có khách hàng
– Khoảnh khắc muốn bỏ cuộc
– Một tin nhắn khiến bạn thấy công việc này xứng đáng
Video đơn giản nhưng cực kỳ chạm – chỉ cần ánh sáng tốt và một chiếc điện thoại.
2. NHỮNG LOẠI VIDEO NÀO KHÔNG PHÙ HỢP SỬ DỤNG TÀI LIỆU NÀY?
1. Video bán hàng kiểu “chốt deal gấp”, quá trực diện
– Giới thiệu chương trình khuyến mãi ngắn hạn
– Video quảng cáo “giảm giá sốc – mua ngay kẻo lỡ”
– Livestream flash sale, chốt đơn liên tục
Vì bộ tài liệu thiên về storytelling – kể chuyện, xây dựng niềm tin lâu dài, chứ không tập trung vào kỹ thuật sale gấp hoặc kích cầu tức thời.
2. Video quảng cáo chạy ads chuyên nghiệp, cần kịch bản kỹ thuật cao
– TVC doanh nghiệp, viral ads
– Video có nhiều cảnh dựng công phu, motion graphics
– Quảng cáo cần ekip sản xuất chuyên nghiệp
Vì bộ tài liệu hướng đến người bắt đầu – quay bằng điện thoại, chia sẻ thật lòng, không yêu cầu kỹ thuật dựng phức tạp.
3. Video đào tạo chuyên sâu theo từng ngành nghề (y tế, tài chính, kỹ thuật…)
– Giải thích kiến thức học thuật chuyên ngành
– Đào tạo kỹ thuật theo quy chuẩn (ví dụ: kế toán thuế, dược, lập trình)
– Video giáo trình, bài giảng dài
Vì tài liệu này không cung cấp nội dung học thuật hay chuyên môn ngành cụ thể, mà tập trung vào câu chuyện cá nhân và trải nghiệm thực tế.
4. Video viral giải trí, parody, hoặc bắt trend hài “thuần túy”
– Video nhảy trend, hài độc thoại, troll khách, troll đồng nghiệp
– Nội dung mang tính giải trí ngắn, không truyền tải thông điệp thương hiệu cá nhân
Vì định hướng của bộ tài liệu là giúp bạn trở nên đáng tin – chạm đúng người đúng việc, không phải chỉ để “nổi” rồi… trôi.
3. TÔI CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ SAU KHI MUA SẢN PHẨM KHÔNG?
CÓ.
Hãy nhắn tin qua Tiktok hoặc viết email cho tôi, tôi sẽ hướng dẫn bạn!
4. AI PHÙ HỢP VỚI BỘ TÀI LIỆU NÀY?
1. Người kinh doanh nhỏ, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bạn đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng muốn khách hàng biết đến bạn – không chỉ vì thứ bạn bán, mà vì con người bạn.
Bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân bên cạnh thương hiệu sản phẩm, để tạo uy tín lâu dài, giữ chân khách hàng bằng sự kết nối thật.
2. Người mới khởi nghiệp, chưa biết bắt đầu từ đâu
Bạn có câu chuyện, có khát vọng, có hành trình riêng…
Nhưng khi cần viết một bài giới thiệu bản thân hay quay một video chia sẻ – bạn bí.
Bộ tài liệu này sẽ giúp bạn bắt đầu đúng hướng – từng bước – từ chính trải nghiệm của bạn.
3. Người làm nghề tự do, tư vấn, dịch vụ cá nhân (freelancer, coach, mentor, chuyên gia)
Bạn là người “bán bằng niềm tin”:
– dịch vụ tư vấn
– đào tạo cá nhân
– chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, tâm lý, tài chính…
Thương hiệu cá nhân là thứ duy nhất giúp bạn nổi bật và tạo sự khác biệt.
Và nội dung trong tài liệu sẽ giúp bạn truyền tải giá trị thật, chạm đúng người.
4. Người đã biết về ChatGPT nhưng chưa biết cách dùng để tạo content hiệu quả
Bạn biết ChatGPT rất mạnh, nhưng mỗi lần gõ vào lại nhận về bài viết… nhạt nhòa, chung chung.
Bạn chưa biết đặt câu hỏi thế nào, viết prompt ra sao, định hướng nội dung thế nào để AI trở thành trợ lý sáng tạo thật sự của bạn.
Bộ tài liệu này sẽ làm thay bạn phần nghĩ khó nhất – chỉ cần copy đúng mẫu, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay từ lần đầu.
5. Người chưa từng làm content, sợ viết, sợ nói, nhưng muốn bắt đầu tử tế
Bạn không phải “dân content”, bạn cũng không muốn làm ồn ào.
Bạn chỉ muốn chia sẻ câu chuyện của mình một cách chân thật, đủ sức chạm – và khiến người khác tin mình.
Bộ tài liệu này được viết dành cho bạn – người bình thường, làm điều tử tế, bằng tiếng nói riêng.
5. NHIỀU NGƯỜI DÙNG CHUNG TÀI LIỆU NÀY CÓ SAO KHÔNG?
1. Tài liệu này không phải là “mẫu bài viết để sao chép nguyên văn”, mà là:
– Khung bài (template) để bạn lắp chính câu chuyện thật của mình vào
– Prompt mẫu để bạn dùng với ChatGPT – kết quả trả về sẽ khác nhau hoàn toàn, vì ChatGPT phản hồi theo dữ liệu bạn đưa vào
– Chủ đề gợi ý, công thức kể chuyện, gợi ý câu hỏi, hướng triển khai – chứ không phải “1 bài viết, ai cũng post giống nhau”
2. Quan trọng nhất:
Content tốt không nằm ở việc “viết khác người”, mà là viết thật – từ chính trải nghiệm, quan điểm, câu chuyện riêng của bạn.
Giống như cùng 1 câu hỏi “Vì sao bạn bắt đầu kinh doanh?” – 100 người sẽ có 100 câu chuyện khác nhau.
Và chỉ cần bạn kể bằng giọng thật của mình, người đọc sẽ nhận ra sự khác biệt.
3. Tôi đã làm tài liệu này với mục tiêu:
Giúp bạn không bị tắc ở bước “bắt đầu viết gì?”, “kể thế nào?”, “gõ gì vào ChatGPT?”
Nhưng nội dung cuối cùng vẫn là của riêng bạn – vì câu chuyện thật thì không ai giống ai.